- Phương thức 1- xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và hệ chuyên của trường THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT)
- Phương thức 2- xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên) và hệ không chuyên áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và các chương trình Ngôn ngữ
- Phương thức 3- xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020
- Phương thức 4 – xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo các tổ hợp môn
- Phương thức 5- xét tuyển thẳng năm 2020
Đối với các phương thức 1 đến 03, các thí sinh đăng ký xét tuyển theo hướng dẫn trong thông báo xét tuyển của Nhà trường qua hệ thống tuyensinh.ftu.edu.vn (thông báo xem chi tiết trong đề án và thông báo xét tuyển năm 2020).
Đối với phương thức xét tuyển 05, các thí sinh xem chi tiết các quy định trong quy đinh xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của Nhà trường. Hồ sơ xét tuyển nộp đến các Sở Giáo dục và đào tạo theo hướng dẫn của công văn Công văn số 1778 /BGDĐT-GDĐH ngày 22/05/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2020.
Đối với phương thức 04, thí sinh đăng ký thi và xét tuyển các nguyện vọng vào các trường CĐ, ĐH tại trường THPT theo hướng dẫn cụ thể sau:
Thí sinh điền Hướng dẫn ghi các mục trong phiếu đăng kí.
Hồ sơ ĐKDT đầy đủ và hợp lệ bao gồm: Bộ hồ sơ đăng ký dự thi THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp năm đầy đủ sẽ bao gồm: 01 túi đựng hồ sơ ĐKDT, 02 phiếu đăng ký dự thi (phiếu số 1 và số 2) và 01 hướng dẫn ghi phiếu. Ngoài ra, các thí sinh cũng cần chuẩn bị một số giấy tờ liên quan khác bao gồm:
► Bản sao 2 mặt Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân được dán trên 1 mặt của tờ giấy A4.
► 2 ảnh 4×6 kiểu chân dung, chụp trong vòng 6 tháng. Mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh. 2 ảnh này đựng trong phong bì và bỏ trong bộ hồ sơ. Ngoài ra, phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.
Lưu ý, thí sinh khai đầy đủ thông tin cần thiết trên cả bì đựng Phiếu đăng ký dự thi, Phiếu số 1 và số 2 (thông tin phải giống nhau ở tất cả các mục tương ứng trên bì và hai phiếu) rồi nộp cho nơi tiếp nhận đăng ký dự thi.
Hướng dẫn ghi hồ sơ:
ĐKDT Mục SỞ GDĐT…MÃ SỞ: Thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở nào thì ghi tên sở đó vào vị trí trống, sau đó điền mã Sở vào 2 ô trống tiếp theo.
Mục Số phiếu: thí sinh không ghi mục này.
Phần A: Thông tin cá nhân
Thí sinh điền các thông tin về: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, số Chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân, nơi sinh, hộ khẩu thường trú, nơi học THPT hoặc tương đương, điện thoại, địa chỉ liên hệ. Thí sinh điền đầy đủ thông tin bằng chữ in hoa có dấu, bằng số hoặc bằng chữ viết thường theo yêu cầu cụ thể của từng mục. Thông tin điền vào cần rõ ràng, không tẩy xóa.
Phần B: Thông tin đăng ký thi
Phần B gồm các thông tin: mục đích ĐKDT, cụm thi, nơi ĐKDT, bài thi ĐKDT. Thí sinh điền thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô bên cạnh thông tin tương ứng.
Phần C: Thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT
Phần C gồm các thông tin đăng ký miễn thi ngoại ngữ, đăng ký môn xin bảo lưu. Nếu thí sinh dự thi lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ, Trung cấp thì bỏ qua phần này. Và không có yêu cầu miễn thi ngoại ngữ hoặc không có môn xin bảo lưu thì bỏ trống.
Phần D: Thông tin dùng để xét tuyển vào ĐH – CĐ – TC
Phần D bao gồm: đối tượng ưu tiên, Khu vực tuyển sinh, năm tốt nghiệp…Theo đó, thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên, ghi đúng ký hiệu các đối tượng ưu tiên theo quy định của quy chế tuyển sinh. Nếu khai không trung thực sẽ bị xử lý theo quy định.
Thí sinh làm theo hướng dẫn: khoanh tròn vào số tương ứng loại đối tượng ưu tiên được hưởng, sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô bên cạnh. Thí sinh không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống.
Phần cuối cùng nhưng cũng là phần quan trọng nhất, chính là điền thông tin vào bảng đăng ký Nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp.
Đầu tiên, thí sinh cần tra cứu mã trường Đại học mà mình muốn xét tuyển. Mã trường viết bằng ba chữ cái in hoa. Ví dụ đăng ký vào Trường ĐH Ngoại thương tại trụ sở chính Hà Nội hoặc Cơ sở Quảng Ninh ghi mã trường “NTH” ; đăng ký vào trường Đại học Ngoại thương-Cơ sở II-TP. Hồ Chí Minh ghi mã “NTS”
Sau mã trường, thí sinh điền mã ngành, tên ngành và tổ hợp xét tuyển.
Thí sinh xem lại đề án tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ đề điền mã ngành, tên ngành cho phù hợp
Ví dụ: thí sinh đăng ký nguyện vọng vào trường Đại học Ngoại thương.
Đối với Trường ĐH Ngoại thương – cơ sở II TP. HCM hoặc Cơ sở Quảng Ninh ghi:
Thứ tự nguyện vọng | Mã trường | Mã ngành/nhóm ngành | Tên ngành/nhóm ngành | Tổ hợp môn xét tuyển |
1 | NTH | NTH01-01 | Nhóm ngành Luật | A00 |
2 | NTH | NTH01-02 | Nhóm ngành (Kinh tế; Kinh tế quốc tế) | A00 |
3 | NTH | NTH02 | Nhóm ngành (Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn) | A00 |
4 | NTH | NTH03 | Nhóm ngành (Tài chính-Ngân hàng; Kế toán) | A01 |
5 | NTH | NTH04 | Nhóm ngành Ngôn ngữ Anh | D01 |
6 | NTH | NTH05 | Nhóm ngành Ngôn ngữ Pháp | D03 |
7 | NTH | NTH06 | Nhóm ngành Ngôn ngữ Trung Quốc | D04 |
8 | NTH | NTH07 | Nhóm ngành Ngôn ngữ Nhật | D06 |
9 | NTH | NTH08 | Nhóm ngành (Kinh doanh quốc tế; Kế toán) học tại CS Quảng Ninh | A01 |
…. | …. | …. | …. | …. |
Đối với Trường ĐH Ngoại thương tại trụ sở chính Hà Nội hoặc Cơ sở Quảng Ninh ghi:
Thứ tự nguyện vọng | Mã trường | Mã ngành/nhóm ngành | Tên ngành/nhóm ngành | Tổ hợp môn xét tuyển |
1 | NTS | NTS01 | Nhóm ngành Kinh tế; Quản trị kinh doanh; | D01 |
2 | NTS | NTS02 | Nhóm ngành Kế toán; Tài chính-Ngân hàng; Kinh doanh quốc tế | A01 |
…. | ….. | …… | ….. | ….. |
Lưu ý:
– Thí sinh sau khi đã trúng tuyển vào trường Đại học Ngoại thương theo Nhóm ngành (theo Mã xét tuyển) được xét tuyển vào ngành/chuyên ngành đào tạo trong nhóm ngành của trường căn cứ trên nguyện vọng đăng ký ngành/chuyên ngành theo thứ tự ưu tiên của thí sinh và chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành/chuyên ngành xét tuyển.
– Thí sinh sau khi trúng tuyển theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2020 có nguyện vọng tham gia các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao, chương trình định hướng nghề nghiệp sẽ đăng ký xét tuyển theo thông báo tuyển sinh các chương trình của nhà trường.
– Các nguyện vọng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới (nguyện vọng 1 là ưu tiên cao nhất). Thí sinh đăng ký nguyện vọng nào sai quy định của các trường thì nguyện vọng đó không được nhập vào hệ thống phần mềm xét tuyển. Chính vì thế, trước khi đặt bút viết nguyện vọng đầu tiên cần phải suy nghĩ thật kỹ và có chiến lược lực chọn trường thông minh để tăng khả năng vào Đại học của mình.
Cuối cùng, để hoàn tất hồ sơ, thí sinh cần ghi rõ ngày tháng năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh 4×6 có xác nhận của trường (nếu đang là học sinh, sinh viên) hoặc xác nhận của Công an xã/phường (đối với thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương). Khi nộp hồ sơ, nơi thu hồ sơ giữ lại bì đựng phiếu Đăng ký dự thị, Phiếu số 1, bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân và 2 ảnh, trả lại phiếu số 2 cho thí sinh sau khi đã ký và đóng dấu xác nhận.